Những năm trở lại đây, team building dần trở thành một phương tiện được nhiều doanh nghiệp lưu tâm để xây dựng một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, gắn kết chặt chẽ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ điều kiện về thời gian, không gian hay ngân sách để chuẩn bị địa điểm, phục trang, đạo cụ cho các hoạt động team building truyền thống. Đó là lý do tại sao các trò chơi team building không cần đạo cụ đang ngày càng được ưa chuộng.
Bài viết dưới đây, gamedoanhnghiep.com sẽ giới thiệu tới bạn những lợi ích và 15+ ý tưởng cho các trò chơi team building không cần đạo cụ hấp dẫn và vui nhộn. Hãy cùng khám phá nhé!
Vì sao bạn nên tổ chức các trò chơi team building không cần đạo cụ?
- Tiết kiệm chi phí:
Một trong những ưu điểm nổi bật của các trò chơi team building không cần đạo cụ là khả năng tiết kiệm chi phí đáng kể. Bạn không cần phải đầu tư vào các dụng cụ đắt tiền hay thuê địa điểm tổ chức, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm đáng kể ngân sách đào tạo và phát triển nhân viên.
- Linh hoạt:
Các trò chơi team building không cần đạo cụ có thể được tổ chức ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Các đội ngũ làm việc remote vẫn có thể tham gia vào các hoạt động gắn kết mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
- Phát triển kỹ năng:
Các trò chơi team building không cần đạo cụ như đố vui, “mật vụ truyền tin”,… không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tăng cường sự gắn kết:
Các trò chơi này tạo ra không khí vui vẻ, giúp các thành viên hiểu nhau hơn và xây dựng mối quan hệ gắn kết. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng suất.
- Dễ dàng thực hiện:
Các trò chơi team building không cần đạo cụ thường có luật chơi đơn giản, dễ hiểu và không yêu cầu kỹ năng đặc biệt. Điều này cho phép tất cả mọi người đều có thể tham gia, bất kể vị trí hay thâm niên làm việc.
15+ Ý Tưởng Cho Các Trò chơi Team Building Không Cần Đạo Cụ
Ai là triệu phú phiên bản công ty
Bạn có thể dùng công cụ Quiz của AhaSlides để tạo ra một bộ câu hỏi “đau não” về công ty hoặc các chủ đề tự do. Người chơi sẽ trả lời các câu hỏi với độ khó tăng dần, giống như format của chương trình “Ai là triệu phú”. Từ “Ai là người hay ăn vụng bánh trong pantry công ty?” đến “Slogan bí mật của team IT là gì?”, mỗi câu trả lời đúng sẽ đưa người chơi tiến gần hơn tới ngôi vị “Triệu phú kiến thức”. Trò chơi này không chỉ giúp nhân viên học hỏi thêm về công ty mà còn tạo ra không khí vui vẻ và cạnh tranh lành mạnh.
Giải mã, đố vui:
Chia nhóm và đưa ra các câu đố, mật mã để các đội cùng nhau giải quyết. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một chuỗi các câu đố liên quan đến văn hóa công ty hoặc các dự án đang thực hiện. Ví dụ: “Nơi nào trong công ty có WiFi mạnh nhất?”, “Mật khẩu bí mật để mở được cửa phòng họp lớn sau 10h tối là gì?”. Đội nào giải mã nhanh nhất sẽ được phong danh hiệu “Sherlock Holmes của năm” cùng những phần thưởng mang tính khích lệ. Trò chơi này đơn giản về mặt tổ chức song có thể giúp nhân sự rèn luyện kỹ năng tư duy logic và làm việc nhóm.
Truy tìm kho báu:
Giấu các gợi ý trong phòng và yêu cầu các đội tìm ra “kho báu” cuối cùng. Các gợi ý có thể liên quan đến lịch sử công ty, các dự án quan trọng hoặc thậm chí là những câu đố về các đồng nghiệp. Trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp nhân viên khám phá thêm về môi trường làm việc của mình.
Mật vụ truyền tin:
Chia nhóm và truyền đạt thông tin bí mật bằng hình vẽ, hành động hoặc chỉ bằng lời nói. Một người được cho xem một thông điệp bí mật, ví dụ như “Sếp sắp tăng lương cho cả team!” và phải truyền đạt nó cho đồng đội mà không được nói ra từ ngữ cụ thể. Có thể dùng hình vẽ, động tác hay thậm chí là… múa ba lê! Đảm bảo cả văn phòng sẽ cười nghiêng ngả với những màn biểu diễn “không giống ai” này.
Chiếc nón kỳ diệu:
Sử dụng tính năng Spinner Wheel của AhaSlides để tạo ra một vòng quay may mắn với các thử thách hoặc phần thưởng khác nhau. Từ “Hát karaoke bài hit của công ty” đến “Kể một câu chuyện cười ra nước mắt về nghề nghiệp của mình”, mỗi lần quay là một lần hồi hộp và bất ngờ. Ai biết được, có thể bạn sẽ trúng thử thách “Đóng vai sếp một ngày” – cơ hội ngàn năm có một để thể hiện tài năng (và có thể là cả sự khéo léo) của mình!
Tam sao thất bản:
Người đầu tiên nhìn hình ảnh/câu nói và mô tả lại cho người tiếp theo, cứ thế cho đến người cuối cùng. Đội nào có kết quả cuối cùng giống với ban đầu nhất sẽ thắng. Trò chơi này không chỉ vui nhộn mà còn giúp nhân viên nhận ra tầm quan trọng của việc truyền đạt thông tin chính xác trong môi trường làm việc.
Đuổi hình bắt chữ:
Sử dụng AhaSlides để trình chiếu các hình ảnh và yêu cầu các đội đoán từ hoặc cụm từ liên quan. Hình ảnh có thể liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc các khái niệm trong ngành. Trò chơi này giúp nhân viên ôn lại kiến thức về công ty một cách thú vị.
Sáng tác thơ theo chủ đề:
Đưa ra một chủ đề và yêu cầu các đội sáng tác thơ hoặc viết truyện ngắn trong thời gian giới hạn. Ví dụ, trong 15 phút. Khuyến khích sử dụng vần điệu, ẩn dụ và những từ ngữ “chuyên môn” của công ty. Ai biết được, có thể bạn sẽ phát hiện ra những thi si ẩn dật “William Shakespeare” hay “Xuân Diệu” trong chính công ty mình đấy!
Điệu nhảy tập thể:
Bạn có thể dạy các thành viên một điệu nhảy đơn giản nhưng cũng là điệu nhảy “signature” của công ty, kết hợ những động tác quen thuộc hàng ngày như “gõ bàn phím”, “vuốt điện thoại”, “chạy deadline”. Hơn nữa, bạn cũng có thể quay video và đăng lên các trang mạng xã hội công ty. Biết đâu nó sẽ trở thành một clip viral TikTok vì sự nhí nhố thì sao?!
Tượng bất động:
Một người làm động tác tạo hình và những người còn lại phải bắt chước y hệt. Ai cười trước sẽ bị loại. Trò chơi này không chỉ đem loại nhiều tiếng cười sảng khoái cùng những khoảnh khắc “siêu hài, siêu lầy” mà còn rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc và sự tập trung cho tập thể của bạn.
Ghế nhạc:
Chơi nhạc và yêu cầu mọi người di chuyển xung quanh các ghế. Khi nhạc dừng, mỗi người phải tìm một ghế để ngồi. Người không có ghế sẽ bị loại. Trò chơi này tạo ra không khí sôi động và giúp mọi người thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Two Truths and A Lie:
Mỗi người chia sẻ ba điều về bản thân, trong đó có hai sự thật và một lời nói dối. Những người khác phải đoán xem đâu là lời nói dối. Ví dụ, mỗi người chia sẻ ba điều về bản thân, nhưng phải thật “mặn mòi”. Ví dụ: “Tôi từng là vũ công chuyên nghiệp”, “Tôi có thể ăn 5 gói mì trong 5 phút”, “Tôi chưa bao giờ ngủ gật trong cuộc họp”. Ai đoán đúng nhiều lời nói dối nhất sẽ được phong danh hiệu “Bậc thầy đọc vị” và được mời một bữa trưa miễn phí trên 200 nghìn đồng. Trò chơi này giúp các thành viên có cơ hội hiểu nhau hơn và tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị.
Hoàn thành câu chuyện:
Người đầu tiên bắt đầu một câu chuyện, người tiếp theo tiếp tục câu chuyện đó, cứ thế cho đến người cuối cùng. Người chơi có thể bắt đầu với câu “Ngày xưa có một công ty…”, mỗi người sẽ thêm vào một câu để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Khuyến khích mọi người thêm vào những tình tiết hài hước, bất ngờ. Trò chơi này không chỉ vui nhộn mà còn khuyến khích sự sáng tạo và khả năng lắng nghe.
Xây dựng câu chuyện từ hình ảnh:
Chuẩn bị một bộ ảnh “dìm hàng” của các thành viên trong công ty (đương nhiên là bạn phải xin phép trước nhé!). Các đội phải xây dựng một câu chuyện li kỳ và hấp dẫn dựa trên những tấm ảnh này. Càng hài hước, càng “drama” càng tốt! Trò chơi này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trận cười “vỡ bụng”!
5 Cách Sử Dụng AhaSlides Để Hoạt Động Team Building Thêm Phần Thú Vị
AhaSlides là một công cụ tuyệt vời để “nâng tầm” các trò chơi team building không cần đạo cụ của bạn. Dưới đây là một số cách bạn có thể tận dụng nền tảng AhaSlides:
- Tăng tính tương tác:
Sử dụng các tính năng như Q&A, thăm dò ý kiến, word cloud để tạo ra các trò chơi hấp dẫn và thu hút sự tham gia của mọi người.
- Trực quan hóa nội dung:
Sử dụng hình ảnh, video, bảng biểu để minh họa cho các trò chơi, tạo sự hứng thú cho người chơi. Ví dụ, trong trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, bạn có thể sử dụng AhaSlides để trình chiếu các hình ảnh liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, giúp trò chơi trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
- Tính thời gian:
Sử dụng bộ đếm thời gian của AhaSlides để tạo áp lực và tăng sự kịch tính cho các trò chơi.
- Lưu lại kết quả:
AhaSlides cho phép bạn lưu lại kết quả trò chơi, bảng xếp hạng để tạo động lực cho các đội và theo dõi tiến trình. Điều này có thể tạo ra một cảm giác cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi người.
- Chia sẻ kết quả:
Với AhaSlides, bạn có thể dễ dàng chia sẻ kết quả trò chơi trên mạng xã hội hoặc sử dụng trong các sự kiện sau. Điều này giúp kéo dài hiệu ứng tích cực của hoạt động team building, ngay cả sau khi sự kiện đã kết thúc.
Kết luận
Các trò chơi team building không cần đạo cụ là một giải pháp hiệu quả và linh hoạt để xây dựng tinh thần đồng đội và nâng cao hiệu suất làm việc.
Khi lựa chọn các trò chơi team building không cần đạo cụ cho đội ngũ của mình, hãy cân nhắc kỹ về mục tiêu và sở thích chung của tập thể. Một số trò chơi có thể phù hợp hơn với những đội nhóm năng động, trong khi những trò khác có thể thích hợp hơn cho các nhóm yêu thích thử thách trí tuệ.
Đừng quên tận dụng sức mạnh của công nghệ, đặc biệt là AhaSlides, để nâng tầm trải nghiệm team building của bạn, giúp những hoạt động nhóm thêm phần thú vị, hiệu quả và đáng nhớ!
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mục đích cuối cùng của các trò chơi team building không cần đạo cụ là tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được kết nối, được hòa mình vào tập thể, và được nhìn nhận. Bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động này, bạn không chỉ đang đầu tư vào sự phát triển của đội ngũ mà còn đang xây dựng nền tảng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
Leave a Reply